Cách nấu thực phẩm bổ máu hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng để bổ sung cho người mắc bệnh thiếu máu. Bạn đã có cho mình những món ăn nào rồi? Nếu bạn còn đang băn khoăn nấu gì? Cách nấu thực phẩm bổ máu có khó không? Hay nên nấu như thế nào? Mời bạn theo dõi ngay bài viết của chúng tôi để bổ sung cho thực đơn của mình nhé!
Tại sao bệnh thiếu máu đang có xu hướng tăng lên?
Nếu bạn cần 4 cách nấu thực phẩm bổ máu ngay và luôn thì có thể bỏ qua các mục 1,2,3 của chúng tôi. Nhưng nếu bạn muốn nắm bắt đầu đủ và cặn kẽ thì nên đọc lần lượt nhé.

Chế độ ăn uống thiếu chất để bổ sung cho máu
Bạn biết đấy hồng cầu trong máu có thành phần quan trọng là chất sắt và vitamin B12, folate. Các chất này cơ thể thường hấp thụ từ các thực phẩm cơ thể chúng ta hấp thụ. Tuy nhiên chế độ ăn uống hiện nay của nhiều người chưa đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng này.
Tỷ lệ mắc các bệnh về máu, tủy
Tỷ lệ mắc các bệnh về máu, tủy cũng khá phổ biến như bệnh hồng cầu hình liềm, ung thư tủy, suy tủy vì nó một căn bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, và để chữa khỏi cần thay tủy. Tuy nhiên thay tủy cũng cần người có sự tương thích cao và nó còn tiềm ẩn khả năng rủi ro khi phẫu thuật nên tình trạng thiếu máu người này khó có thể khỏi được.
Những biểu hiện của bệnh thiếu máu gây nên
Những người mắc bệnh thiếu máu thường có các triệu chứng rất phổ biến như:
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi.
- Người gầy gò ốm yếu.
- Da nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống.
- Khả năng miễn dịch thấp, dễ mắc bệnh.
- Nhịp tim không đều.
- Thường xuyên bị đau thắt ngực….
Cơ thể thiếu máu cần bổ sung những chất gì?
Nếu bạn đang bị thiếu máu, bạn nên bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng sau:
- Chất sắt: là thành chính cấu tạo nên hồng cầu. Thiếu máu đồng nghĩa với việc chất sắt đang thiếu trong cơ thể. Tuy nhiên bạn nên đi khám để biết cơ thể mình đang thiếu lượng sắt là bao nhiêu tránh trường hợp bổ sung quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ.
- Vitamin B12: Vitamin B12 là những chất cần thiết để tổng hợp hồng cầu trong mô tủy xương.
- Bổ sung Folate.
Cùng với vitamin B12, để bổ máu chúng ta cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu folate. Bởi vì Folate có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tế bào, xây dựng cơ và hình thành hemoglobin, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó Folate cũng hỗ trợ những trường hợp bị rối loạn tâm thần.
- Bổ sung thực phẩm chức năng như mật táo đỏ cũng là một giải pháp hiệu quả cho những ai bị bệnh thiếu máu.
4 cách nấu thực phẩm bổ máu mà bạn nên biết
Để cơ thể dễ hấp thu các chất sắt, folate, vitamin B12 thì bạn cần biết các cách nấu thực phẩm bổ máu để tăng sự kích thích ăn uống. Chúng tôi xin bật mí cho bạn một vài món ngon hấp dẫn có tác dụng bổ máu và rất dễ chế biến như sau:
Chè đậu xanh táo đỏ

Đậu xanh và táo đỏ là những thực phẩm rất giàu dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, chất xơ, chất sắt cho máu và hỗ trợ quá trình tái tạo máu.
Các bước để có bát chè đậu xanh táo đỏ
- Chuẩn bị: 50 g đậu xanh, 50g táo đỏ, đường. Đậu xanh được ngâm nước khoảng 2 tiếng sau đó đem rửa sạch cùng táo đỏ.
- Chế biến: Bắc nồi lên bếp thêm nước và đổ táo và đậu xanh vào nồi rồi nêm nếm đường theo sở thích cá nhân. Lưu ý khi đã sôi nên để lửa nhỏ cho đến khi đậu nở táo táo căng mọng lên là được
Món măng tươi xào đậu hũ bún tàu

Măng tươi có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, protein thực vật… Đặc biệt sắt là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu. Chính vì vậy việc bổ sung các thực phẩm các thực phẩm này hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình tái tạo máu.
Các bước để nấu được món măng tươi xào đậu hũ bún tàu bổ máu:
- Rửa sạch măng và luộc qua nước sôi để loại bỏ chất độc
- Đậu hũ rửa sạch cắt thành từng miếng vuông chiên lên cho săn vàng lại
- Sau đó cho các loại đậu hũ vừa chiên, măng tươi, thêm cây bô rô cho vào xào lên. Nêm nếm vừa ăn là được.
Canh nấm hạt sen – nằm trong nhóm thực phẩm bổ máu
Các bước để nấu món canh nấm hạt sen:
Bước chuẩn bị:
-Nấm ngâm với nước muối sau đó rửa sạch
– Cà rốt gọt vỏ , cắt thành từng miếng vừa ăn, thường cắt theo hình bông hoa sẽ trông bắt mắt hơn.
– Hạt sen rửa sạch.
Chế biến: cho hạt sen và cà rốt vào nước hầm cho mềm hạt sen. Sau đó cho nấm và đậu hũ non và, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để trên bếp 3-5 phút tính từ lúc nước sôi. Cuối cùng múc ra bát và thưởng thức thôi.
Cháo táo đỏ hạt sen long nhãn – nằm trong nhóm thực đơn cho người thiếu máu
Cách chế biến món cháo bổ máu này vô cùng đơn giản:
- Vo gạo nếp cùng với gạo tẻ
- Rửa sạch táo đỏ, hạt sen và long nhãn trước khi sử dụng.
- Bắp bếp lên cho gạo, táo đỏ và hạt sen vào nồi cùng lượng nước vừa đủ đun sôi với lửa to cho nhanh sôi. Khi đã sôi vặn nhỏ lửa ninh cho kỹ và nêm nếm gia vị vừa ăn. Chờ đến lúc cháo gần được cho long nhãn vào là xong.

Chỉ qua vài bước đơn giản chúng ta đã có một bát cháo vô cùng bổ dưỡng phải không nào? Qua bài viết của chúng tôi, đặc biệt 4 cách nấu thực phẩm bổ máu chắc chắn bạn đã có trong tay một thực đơn giàu dinh dưỡng rồi phải không?! Hy vọng bạn sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, chú trọng bồi bổ cho cơ thể, đặc biệt là máu huyết để có một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt để học tập cũng như làm việc bạn nhé!