Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp ở dưới mức bình thường. Giống như cao huyết áp, tình trạng huyết áp thấp cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu? Mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp ra sao? Đối tượng nào dễ bị huyết áp thấp? Cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin hữu ích dưới đây?
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp là thước đo lường lực tác động của tuần hoàn máu lên thành độ mạch. Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Kết quả đo huyết áp sẽ được hiển thị ở hai chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu? Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp ổn định đo được là 120/80mmHg. Trong đó, 120 là huyết áp tâm thu, còn 80 là huyết áp tâm trương. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương thấp hơn 60mmHg thì người được đo có huyết áp thấp.

Bệnh nhân có chỉ số huyết áp thấp, cơ thể sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như người mệt mỏi kéo dài, uể oải, đau đầu, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Một số người còn bị thiếu tập trung, buồn nôn, dễ ngất xỉu.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Ở một số người, tình trạng huyết áp thấp không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của họ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài thường xuyên mà không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi chỉ số huyết áp giảm đột ngột sẽ khiến người bệnh chóng mặt, ngất xỉu do não bộ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Họ sẽ bị té ngã dẫn đến chấn thương từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, các biến chứng khác do huyết áp thấp gây ra như vết thương hở chảy máu không ngừng, tiêu chảy, nôn ói khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, hệ thần kinh và tuyến nội tiết.
Nhóm đối tượng nào dễ bị huyết áp thấp?
Các đối tượng dễ bị huyết áp thấp:
Thai phụ
Phụ nữ đang trong thai kỳ là nhóm đối tượng có huyết áp dễ tăng cao, nhưng cũng không ít người rơi vào trường hợp ngược lại là huyết áp bị giảm. Theo các bác sĩ chuyên gia giải thích, việc huyết áp thay đổi tăng cao hoặc tụt huyết áp trong thời gian mang thai là điều bình thường, không đáng lo ngại. Chỉ số huyết áp sẽ trở về mức ổn định sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu chỉ số huyết áp giảm đột ngột và thường xuyên, đi kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, thai phụ nên nói với bác sĩ sản khoa để tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị.

Bệnh nhân bị mất máu nhiều do chấn thương hoặc sau phẫu thuật
Tình trạng mất máu nhiều do chấn thương, hoặc sau khi trải qua phẫu thuật cũng khiến người bệnh bị giảm huyết áp.
Người bị bệnh nội tiết
Một số bệnh nhân bị mắc các bệnh về nội tiết như cường giáp, suy giáp,… cũng có khả năng bị huyết áp thấp.
Bệnh nhân tim mạch
Khi tim hoạt động không ổn định, khả năng co bóp kém sẽ khiến huyết áp tăng giảm đột ngột. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị huyết áp thấp.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị huyết áp thấp như thế nào?
Trong trường hợp chỉ số huyết áp thấp nhưng không kèm theo các dấu hiệu khác bất thường của cơ thể, người bệnh sẽ được cho tự theo dõi thường xuyên tại nhà. Ngược lại, huyết áp thấp đi kèm với các bệnh lý khác, bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Ngoài ra, họ cũng cần xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng: Người thiếu cân, gầy gò thường dễ bị huyết áp thấp. Vì thế, để phòng ngừa và điều trị tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cân hiệu quả, ổn định sức khỏe tim mạch và huyết áp.
- Ăn nhiều thức ăn nhiều chất đạm.
- Tránh ăn các thực phẩm lợi tiểu như rau cải, bí ngô, dưa hấu,…
- Uống nhiều nước lọc, hạn chế rượu bia, thức uống có gas.
- Ăn nhiều muối: Hàm lượng Natri chứa trong muối được khuyến cáo có thể làm tăng huyết áp. Thế nhưng, nếu bạn kiêm khem quá mức thì sẽ khiến cơ thể thiếu Natri gây ra tình trạng huyết áp thấp. Số lượng muối cần dung nạp phù hợp với bệnh nhân huyết áp thấp là khoảng 10g đến 15g/ngày.

- Tập ngủ sớm trước 23 giờ tối.
- Không tắm nước lạnh sau 19 giờ.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Tăng cường tập luyện thể thao mỗi ngày ít nhất 15 phút. Ưu tiên các bộ môn vận động nhẹ nhàng như tennis, bơi lội, đi bộ,…
- Sử dụng thêm thức uống bổ sung mật táo đỏ để tăng cường vitamin C, sắt, kali, mangan, vitamin B6,… Mật táo đỏ nguyên chất có công dụng cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu và điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng, ổn định các chỉ số huyết áp, giảm đột quỵ,…
Tóm lại, huyết áp thấp kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí là đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn nên chú ý sức khỏe của bản thân kỹ lưỡng khi cơ thể có chỉ số huyết áp thấp. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, chúng tôi đã giải đáp được các thắc mắc “Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?”, “Huyết áp thấp có nguy hiểm không?”, “Đối tượng nào dễ bị huyết áp thấp?”,… Từ đó, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe.