Hiện nay, bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên khá phổ biến nên nhiều người đã dần xem nhẹ tính nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, nếu người bệnh đau dạ dày không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bản thân. Dưới đây là một số chia sẻ giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề “Đau dạ dày kiêng ăn gì?”, từ đó sẽ có chế độ ăn uống hợp lý giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Một số dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Thế nào là đau dạ dày?
Khi xuất hiện bệnh lý đau dạ dày là do dạ dày của cơ thể đang bị tổn thương do viêm loét, còn gọi là viêm loét dạ dày. Cơ thể bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn khá nhiều, ngoài ra còn có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,… Đây là những triệu chứng phổ biến nhất để dự đoán có thể bản thân đang mắc bệnh đau dạ dày.

Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở các vị trí:
- Ở vị trí vùng bụng giữa: Tại đây rất khó để phát hiện các bệnh lý bởi thực chất chính là khu vực xung quanh rốn, vị trí chứa rất nhiều bộ phận cơ quan nội tạng của cơ thể. Khi bệnh nhân bị đau dạ dày tại vùng bụng giữa còn có cảm giác đau lan sang vùng bụng bên phải, cơn đau quặn thắt và kéo dài âm ỉ. Đi kèm với những con đau là những triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và ợ hơi.
- Ở vị trí vùng bụng phía trên: Khi cơ thể đang trong tình trạng đói sẽ làm xuất hiện các cơn đau dạ dày, nóng bụng, tức bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Ở vị trí thượng vị: Có rất nhiều người sẽ không hiểu vùng thượng vị, vậy vừng thượng vị nằm chỗ nào trên cơ thể? Vùng thượng vị sẽ có vị trí nằm ở phía trên của rốn và phía dưới xương ức. Cơn đau dạ dày tại vùng thượng vị còn kéo sang vùng ngực và phía sau lưng cơ thể, con đau âm ỉ kéo dài khá lâu và đôi khi xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội.
Nguyên nhân làm cho cơ thể mắc bệnh đau dạ dày
Để điều trị được những bệnh lý thì cần phải nắm rõ những nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến bản thân mỗi người thường mắc phải, từ đó lâu ngày dẫn đến cơ thể bị đau dạ dày.
- Chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu khoa học: Theo các nguyên cứu cho thấy, chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay. Ngày càng nhiều người đã không còn coi trọng việc ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, ăn vừa đủ, nhất là giới trẻ. Họ thường xuyên bỏ bữa, ăn quá giờ, ăn quá khuya và sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán chứa nhiều dầu. Chính chế độ ăn uống đã làm cho dạ dày cơ thể họ bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó gây ra các cơn đau, thúc đẩy cơn bệnh đau dạ dày phát triển mạnh hơn.
- Do vi khuẩn HP: Hoạt động của nhiều loại nấm, vi khuẩn gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP chính là các tác nhân chính gây ra căn bệnh đau dạ dày ở người bệnh. Vi khuẩn HP còn gây ra các tình trạng khác ở cơ thể như viêm loét,xuất huyết dạ dày. Trong tình trạng này, nếu bản thân còn sử dụng nhiều rượu bia và các thực phẩm độc hại, sẽ giúp tạo môi trường thuận lợi vi khuẩn HP phát triển mạnh hơn.

- Ảnh hưởng của một số bệnh lý có sẵn trong cơ thể: Viêm lụy tuyến, viêm ruột, túi mật, bệnh lý tuyến giáp thường gây ra các tác động xấu đến khả năng hoạt động của dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh đau dạ dày.
- Tâm lý căng thẳng, stress: Khi cơ thể chịu nhiều áp lực, căng thẳng và stress thì dạ dày lúc này sẽ hoạt động gấp nhiều lần so với bình thường, dạ dày tiết dịch và co bóp mạnh mẽ. Từ đó, gây nên tổn thương cho lớp niêm mạc bị bào mòn và các cơn đau bắt đầu xuất hiện.
- Do cơ thể lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm có tác động xấu đến hệ sinh vật tồn tại trong dạ dày, gây nên đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và xuất huyết dạ dày.
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Sau khi tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần áp dụng các phương pháp chữa trị kịp thời để tránh nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác. Ngoài ra, theo phân tích, nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày phần lớn đến từ chế độ ăn uống. Bởi thế, bệnh nhân nên biết khi bị đau dạ dày kiêng ăn gì để giảm đau và cải thiện tốt bệnh. Vậy bị đau dạ dày không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết này.
Các thực phẩm cay nóng
Khi người bệnh ăn các loại thực phẩm cay nóng, lúc này lượng acid trong dạ dày tăng lên và điều này đồng nghĩa với việc viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nó còn tác động lên niêm mạc dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày làm cho các cơn đau trở nên nhiều càng nặng. Một số thực phẩm cay nóng mà người bị đau dạ dày cần tránh như kim chi, mì cay, tỏi, ớt, mù tạt, hành lá, tiêu,…

Các loại thực phẩm lên men, có vị chua
Nồng độ acid trong dạ dày tăng lên và lớp niêm mạc bị tổn thương mạnh khi cơ thể nạp các loại thực phẩm được lên men, có vị chua. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. Do đó, cần phải kiêng các loại thực phẩm lên men, có vị chua như dưa muối, cà muối, kim chi buổi, chanh, khế,…
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao
Thực phẩm giàu chất béo sẽ gây nên mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh đường ruột, quá trình tiêu hóa bị hạn chế gây ra tình trạng táo bón. Các thực phẩm này không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người mắc bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá mức nên cần phải hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu chất béo như Khoai lang chiên, khoai tây chiên, phô mai, bơ,…
Các loại thực phẩm nhiều đường
Nếu cơ thể sử dụng lượng đường quá mức và không đúng cách sẽ gây nên các tình trạng xấu cho cơ thể như đau dạ dày quằn quại, buồn nôn. Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày, người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao như Socola, bánh kẹo, trái cây đóng hộp,…
Trên đây là những chia sẻ vấn đề “Đau dạ dày kiêng ăn gì?”, giúp người bệnh có thể tránh được các nguy cơ gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh và các cơn đau dạ dày hết dần. Bên cạnh việc tránh xa các thực phẩm dễ gây hại cho đường ruột, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thức uống bổ sung mật táo đỏ để dung nạp thêm chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, tăng lợi khuẩn đường ruột để phòng ngừa chứng đau dạ dày.