Mật mía có tác dụng gì? 5 lợi ích của mật mía đối với sức khỏe

Mật mía – một loại đường tự nhiên được chiết xuất từ nước mía đường. Qua nhiều công đoạn với hơn 12 tiếng chưng cất và chế biến, mật mía được xem là nguồn đường tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Vậy mật mía có những tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé! 

Mật mía là gì?

Mật mía hay còn được biết đến với tên gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Mật mía ở dạng lỏng và chất đậm đặc được sản xuất từ nước mía sau khi chưng cất, có thể thấy trạng thái của mật mía tương tự như mật ong, vì có dạng siro, màu vàng óng ánh và vị thanh ngọt. 

 Mật mía có dạng lỏng, keo và đậm đặc
Mật mía có dạng lỏng, keo và đậm đặc

Trong chế biến hàng ngày, mật mía được sử dụng để làm các món ăn như làm bánh, nấu kẹo, nấu chè,… mật mía có thể được sử dụng thay cho đường tinh luyện. Đây không chỉ là một loại đường có vị ngọt thanh giúp cho món ăn trở nên ngon, hấp dẫn hơn, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo Đông y thường mật mía còn có một số tác dụng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.

Cách làm mật mía

Mật mía và đường mía đều được làm từ cây mía đường, tuy nhiên không giống như đường, mật mía là nước cốt sền sệt còn sót lại sau khi chiết xuất tối đa đường từ mía thô. Để làm ra được thành phẩm mật mía chất lượng cần trải qua 3 công đoạn chính: 

Giai đoạn 1: Ép nước mía

Thu hoạch mía xong thì người ta sẽ bỏ lá và ép lấy nước. Sau đó lọc lại nước mía cho thật sạch để không còn cặn bẩn.

Giai đoạn ép nước mía để làm mật mía
Giai đoạn ép nước mía để làm mật mía

Giai đoạn 2: Chưng cất nước mía

Ở giai đoạn này, người ta sẽ đun nước mía trong một cái chảo gang trên ngọn lửa nhỏ. Thời gian chưng cất nước mía kéo dài trong khoảng 10 – 12 tiếng. Tùy theo công thức riêng mà người làm có thể định lượng nước mía khác nhau. Trong quá trình này thì cần vớt bọt mật liên tục để mật mía có màu đẹp và thơm ngon.

Mật mía được chưng cất từ 10 đến 12 tiếng
Mật mía được chưng cất từ 10 đến 12 tiếng

Quan trọng nhất trong giai đoạn này là việc điều chỉnh lửa. Vì điều này sẽ quyết định mật mía có chất lượng tốt hay không.

Giai đoạn 3: Lóng mật

Theo bí quyết của người dân Hòn Rô tỉnh Phú Yên thì lúc lóng mật nên dùng loại vải mà lính Mỹ thường hay dùng để thả pháo sáng xuống trong đêm. Như vậy sẽ đảm bảo mật mía có độ trong và ít cặn bã nhất có thể.

Lóng mật để tạo thành phẩm
Lóng mật để tạo thành phẩm

Lợi ích của mật mía với với sức khỏe

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật mía rất tốt cho sức khỏe, hãy cùng điểm qua những công dụng của mật mía nhé!

Giúp ngăn ngừa ung thư

Theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ chỉ ra rằng mật mía đóng vai trò như một sự thay thế bổ dưỡng cho đường tinh luyện vì nó mang lại lợi ích tiềm năng trong hoạt động chống oxy hóa.

Mật mía có tác dụng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư
Mật mía có tác dụng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa được biết là những chất có công dụng ngăn ngừa một số loại tổn thương tế bào, đặc biệt là do quá trình oxy hóa gây ra. Tổn thương oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tật ngày nay và có liên quan đến tình trạng sức khỏe, bao gồm cả ung thư.

Có thể bạn sẽ quan tâm: 10 cách để tăng sức đề kháng | Ăn gì để tăng sức đề kháng

Chống lại căng thẳng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lo lắng và mệt mỏi, và mật mía được xem là một trong những nguyên liệu khắc phục tình trạng này. Vì trong mật mía có các thành phần như vitamin B, canxi và magiê, đây đều là những chất có vai trò trong việc chống lại căng thẳng và lo lắng. 

Đặc biệt trong loại mật này có vitamin B6, một loại hormone quan trọng giúp kiểm soát tâm trạng và ngăn ngừa đau đớn, trầm cảm và mệt mỏi.

Mật mía có tác dụng chống lại căng thẳng
Mật mía có tác dụng chống lại căng thẳng

Theo một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics đã chỉ ra rằng lượng vitamin B6 thấp gây ra trầm cảm, vì vitamin này có liên quan đến việc tạo ra một số chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotoninaxit gamma-aminobutyric (GABA). Cả serotonin và GABA đều giúp kiểm soát sự lo lắng và trầm cảm.

Ổn định lượng đường trong máu

Không giống đường mía, trong mật mía có chỉ số đường huyết thấp và tự nhiên làm chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate, dẫn đến sản xuất insulin ít hơn.

 

Từ đó, mật mía giúp ổn định lượng đường trong máu, có thể cực kỳ có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Thiếu máu do thiếu sắt? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tăng cường sức khỏe làn da

Mật đường đen có chứa axit lactic, được tạo ra bởi vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Axit lactic phục vụ như một phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên và chữa lành các tình trạng da khác.

Cải thiện sức khỏe của xương

Mật mía đen đóng vai trò là nguồn cung cấp canxi cao, giúp thúc đẩy xương chắc khỏe. Vì chúng ta bị mất canxi hàng ngày qua da, móng, tóc, mồ hôi,… mà không thể làm được trong cơ thể, nên chúng ta phải ăn thực phẩm giàu canxi thường xuyên.

Canxi cộng với hàm lượng sắt và đồng trong mật mía giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp chữa lành xương gãy và giảm nguy cơ xương yếu.

Mật mía có tác dụng ổn định lượng đường trong máu
Mật mía có tác dụng ổn định lượng đường trong máu

Bên cạnh các công dụng tuyệt vời của mật mía đối với sức khỏe chúng ta, Mật Mía còn được dùng để tạo độ ngọt tự nhiên dễ uống đồng thời đóng vai trò là chất bảo quản tự nhiên. 

Chính vì thế mật mía là một trong những thành phần của Mật Táo Đỏ Tâm An, một trong những sản phẩm được rất nhiều khách hàng sử dụng để bảo vệ sức khoẻ, bổ máu, ngủ ngon, tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng.

Cách sử dụng mật mía

Với vị ngọt đặc trưng, mật mía có thể được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Có thể sử dụng mật mía trong các món ăn mặn như kho, rim, khìa,… và chế biến các món nguyên liệu để nấu các món chè tiễn ông Táo về trời, làm bánh gai và bánh trôi, làm kẹo cu đơ, kẹo lạc, v.v.. 

Dưới đây là một vài cách sử dụng mật mía trực tiếp đơn giản bạn có thể áp dụng:

Sữa đậu nành mật mía 

Thay vì sử dụng đường để tạo vị ngọt thì chúng ta có thể sử dụng mật mía, món sữa đậu nành kết hợp với mật mía mang đến một vị ngon lạ miệng. Vị thanh thanh của sữa đậu nành hòa hợp ăn ý với hương thơm đặc trưng của món mật mía tạo ra một thứ đồ uống mùa đông vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng. 

Sữa đậu nành mật mía

Mật mía có tác dụng ổn định lượng đường trong máu
Mật mía rất tốt cho sức khoẻ

Mật mía pha chanh 

Mỗi bữa sáng hằng ngày bạn có thể kết hợp sử dụng chanh và mật mía pha cùng nước ấm, thức uống ngon, vị thanh dễ uống sẽ giúp khí huyết dễ dàng lưu thông mỗi buổi sáng và cơ thể cũng được thanh lọc và bổ sung các khoáng chất cần thiết. 

Mật mía pha tinh bột nghệ 

Bạn lấy 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất pha với nước ấm, sau đó cho 1-2 thìa mật mía vào! Thật tuyệt vời không gì ngon và bổ dưỡng bằng.

Mật mía pha tinh bột nghệ 
Mật mía pha tinh bột nghệ

Đáng lưu ý, chất curcumin rất khó tan, khó hấp thu. Nó cần những chất xúc tác mới tăng khả năng hấp thu vào máu. Mật mía giúp sự hấp thu dược chất curcumin và các chất khác trong nghệ nhanh hơn, tốt hơn.

 

Bài viết trên Mật Táo Đỏ vừa cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về mật mía, hi vọng bạn có thêm những kiến thức nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe nhé!

————–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *