Một Số Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Cần Chú Ý Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu tăng huyết áp sẽ giúp chúng ta chủ động tránh được các biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Có thể nói rằng, tình trạng huyết áp tăng cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến, cướp đi mạng sống của nhiều người. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cao huyết áp mà bạn nên tham khảo.

Vì sao huyết áp tăng?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, chúng ta phải nắm rõ được các chỉ số huyết áp bình thường như thế nào. Theo các chuyên gia giải thích, huyết áp là cụm từ dùng để chỉ lực tác động của tuần hoàn máu lên thành động mạch. Đơn vị để đo lường huyết áp là mmHg. Chỉ số huyết áp bình thường khi kết quả đo liên tiếp 2 lần nằm trong khoảng 120/80mmHg. Nếu như kết quả đo hiển thị chỉ số cao hơn 120/80 mmHg thì chứng tỏ huyết áp đang tăng.

Một Số Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Cần Chú Ý Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm 1
Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tăng có thể do stress, tiểu đường, tim mạch, béo phì,…

Nguyên nhân gây ra huyết áp tăng có 2 lý do chính là thứ phát và nguyên phát. Trong đó, có hơn 90% bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát không rõ lý do. Số người còn lại là bị cao huyết áp do bệnh lý nền tim mạch, các vấn đề về thận, bệnh tiểu đường, tăng cân không kiểm soát, stress kéo dài, nhiễm độc thai kỳ, tác dụng phụ của thuốc,…

Các dấu hiệu tăng huyết áp cần lưu ý

Thông thường, các dấu hiệu tăng huyết áp trong tình trạng chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ khá mờ nhạt, khó nhận ra. Chỉ đến khi tình trạng diễn biến nghiêm trọng, người bệnh mới phát hiện. Một số dấu hiệu thường gặp khi tình trạng huyết áp tăng như:

  • Chảy máu mũi: Huyết áp đột ngột tăng cao gây áp lực lên thành động mạch bất ngờ sẽ khiến cho mũi bị chảy máu (hiện tượng chảy máu cam) và khó ngừng lại. Đây là một dấu hiệu khi huyết áp tăng trong giai đoạn đầu.
  • Xuất huyết mắt: Ngoài việc chảy máu mũi, đôi mắt của người bệnh cũng sẽ xuất hiện nhiều tia máu hoặc xuất huyết nội mạc.
  • Tay chân tê ngứa râm ran: Khi xuất hiện dấu hiệu tăng huyết áp này, người bệnh sẽ rất dễ bị đột quỵ. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao đã diễn ra trong thời gian dài mà không được khắc phục, khiến cho các dây thần kinh bị tê liệt dẫn đến tê ngứa râm ran tứ chi.
  • Hoa mắt chóng mắt: Khi cơ thể đột nhiên có cảm giác hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo huyết áp của bạn đang tăng cao.
Một Số Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Cần Chú Ý Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm 2
Dấu hiệu tăng huyết áp có thể kể đến là hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, chảy máu mũi, xuất huyết nội mạc,…

Những hậu quả khôn lường khi chủ quan trước các dấu hiệu tăng huyết áp

Suy tim

Việc thành động mạch liên tục bị tác động lên một lực lớn thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cho tim hoạt động liên tục để co bóp máu. Từ đó, đại thất trái của tim sẽ bị phình ra và không thể trở lại trạng thái bình thường. Lúc này, chức năng co bóp của tim sẽ kém dần đi dẫn đến tình trạng suy tim.

Nhồi máu cơ tim

Bệnh nhân cao huyết áp thường rất dễ dẫn đến biến chứng là xơ vữa động mạch. Khi thành động mạch bị xơ cứng, tuần hoàn máu không diễn ra thuận lợi. Điều này gây cản trở cho hoạt động co bóp của tim. Lúc bấy giờ, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đột quỵ từ nhẹ đến nặng, thậm chí là đi đến nhồi máu cơ tim gây ra tử vong.

Một Số Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Cần Chú Ý Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm 3
Bỏ qua các dấu hiệu tăng huyết áp sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Suy thận

Huyết áp tăng trong một thời gian dài sẽ kéo theo các mạch máu nuôi dưỡng thận bị thu hẹp, dẫn đến suy thận.

Gây ra các vấn đề về não bộ

Một trong những biến chứng nguy hiểm khi bạn chủ quan trước các dấu hiệu tăng huyết áp chính là khiến não bị xuất huyết, tai biến mạch máu não, nhồi máu não,…

Gây ra hội chứng chuyển hóa

Cao huyết áp kéo dài sẽ làm tăng nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng Triglycerides, tăng Insulin,… Những yếu tố này đều là triệu chứng của tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Điều trị tăng huyết áp như thế nào?

Nếu như tình trạng huyết áp tăng do nguyên phát, thì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, xây dựng chế độ ăn uống và thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học, tập thể thao điều độ, tránh xa các chất kích thích, không uống rượu bia, hút thuốc lá,… Còn đối với trường hợp xuất hiện dấu hiệu tăng huyết áp đến từ nguyên nhân thứ phát, bạn nên tìm hiểu nguồn gốc gây bệnh để điều trị dứt điểm. Đồng thời, bạn cũng cần uống thuốc huyết áp đều đặn, không phải khi đo huyết áp cao mới uống. Khi huyết áp tăng, bạn có thể thử một số cách bấm huyệt hạ huyết áp để cơ thể ổn định trở lại tạm thời.

Bên cạnh tìm hiểu cách điều trị cao huyết áp, bạn có thể chủ động phòng tránh huyết áp tăng thông qua khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, ít dầu mỡ và chất béo, uống nhiều nước lọc, và sử dụng thêm thức uống bổ sung mật táo đỏ. Trong thành phần của mật táo đỏ nguyên chất gồm nhiều thảo dược thiên nhiên như táo đỏ, kỷ tử, hoa nhài, mật ong,.. Các thành phần này đều tốt giúp bổ máu, tăng đề kháng, bổ sung vitamin, khoáng chất, và đặc biệt là giúp huyết áp ổn định.

Trên đây là gợi ý một số dấu hiệu tăng huyết áp để bạn nhận biết sớm và có cách cải thiện phù hợp, tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Nhìn chúng, giữ cho huyết áp ổn định là cách để bạn phòng ngừa được nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng. Hy vọng rằng qua các nội dung hữu ích trên, chúng tôi đã giúp bạn tích lũy thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *