Dấu hiệu thiếu máu não ở giai đoạn đầu khi bệnh nhẹ thường rất giống với một số bệnh lý khác, vì thế bạn sẽ khó có thể nhận ra. Điều này gây nên tâm lý chủ quan cho người bệnh. Chỉ đến khi bệnh tình tiến triển nghiêm trọng mới phát hiện là ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tệ hơn là còn gây ra đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra thiếu máu não là gì?
Theo các chuyên gia, thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu đi đến não bị giảm, dẫn tới việc não bị thiếu oxy hoặc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, các tế bào thần kinh ở não bộ sẽ bị thiếu năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc hình thành và phát triển của hệ thần kinh khu trung ương.

Lý do lớn nhất chiếm đến 80% trường hợp thiếu máu não là do xơ vữa động mạch. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như đốt sống cổ bị chấn thương, các vấn đề về tim mạch, huyết áp tăng, thoái hóa cột sống,… Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, hoặc tâm lý căng thẳng kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh thiếu máu não. Dù là xuất phát từ yếu tố nào, tình trạng thiếu máu não cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa cả tính mạng.
Dấu hiệu thiếu máu não
Như đã nói ở trên, ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, các dấu hiệu thiếu máu não thường dễ bị nhầm với những bệnh khác như rối loạn tiền đình, viêm xoang, viêm mũi,… Bởi vậy người bệnh không chú ý điều trị sớm, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.
Hiện nay, bệnh được chia thành 2 loại là thiếu máu não bệnh lý và thiếu máu não thoáng qua. Mỗi loại sẽ có dấu hiệu khác nhau:
Triệu chứng thiếu máu não bệnh lý
Nhức đầu: Đa phần người bệnh thiếu máu não đều sẽ bị nhức đầu. Các cơn đau sẽ đến bất chợt với tần suất ít hay nhiều phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Ở mức độ nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định. Đến khi diễn biến bệnh trầm trọng hơn, cơn đau sẽ làn rộng khắp đầu. Tình trạng nhức đầu xảy ra khi bạn bất ngờ di chuyển, stress, suy nghĩ nhiều hoặc lúc vừa mới thức dậy.
Chóng mặt, tai bị ù: Dấu hiệu thiếu máu não phổ biến là người bệnh sẽ bị ù tai khi ngồi trong phòng kín, không có gió. Đi kèm với triệu chứng ù tai sẽ là cảm giác choáng váng, hoa mắt khi chuyển từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng.

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Người bị thiếu máu não cũng sẽ rất khó để ngủ sâu giấc, hoặc ngủ chập chờn, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Suy giảm trí nhớ: Lưu lượng máu dẫn lên não bộ bị thiếu sẽ dẫn đến tình trạng não không được cung cấp đủ Oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc bấy giờ, các tế bào não không đủ năng lượng để duy trì hoạt động, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ.
Triệu chứng thiếu máu não thoáng qua
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua là do cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ. Tình trạng này sẽ biến mất khi cục máu đông đã được loại bỏ hoặc đã di chuyển đến vị trí khác. Thiếu máu não thoáng qua thường sẽ kéo dài khoảng 10 phút. Dấu hiệu thiếu máu não thoáng qua là mù một hoặc hai mắt tạm thời, chóng mặt, không giữ được thăng bằng khi đứng hoặc ngồi, tê liệt tay chân tạm thời.
Tuy rằng sau khi tình trạng này đi qua sẽ không để lại biến chứng nào, nhưng đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ não, bạn cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh thiếu máu não như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não là căn bệnh gây ra số lượng bệnh nhân tử vong chỉ xếp sau tim mạch và ung thư. Thông qua đó, chúng ta có thể hình dung được mức độ nguy hiểm của thiếu máu não. Vì thế, việc phòng bệnh sẽ tốt hơn nhiều so với việc điều trị bệnh. Để có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu não, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Thiết lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
- Hạn chế các thói quen không tốt như ngủ gối đầu cao, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…
- Không để cơ thể tăng cân không kiểm soát dẫn đến thừa cân, béo phì.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên 30 phút/ngày.
- Khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần.
- Bổ sung mật táo đỏ giúp bổ máu, tốt cho não bộ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thiếu máu não khi được phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ không gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì thế, mong rằng qua những nội dung trên sẽ giúp bạn nắm rõ được các dấu hiệu thiếu máu não, sớm nhận ra được tình trạng bệnh của mình hoặc người thân. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.