Có nhiều người sau khi ngủ dậy thường cảm thấy đầu óc choáng váng, quay cuồng, chóng mặt nhưng lại thường xem nhẹ và không tìm cách khắc phục. Những biểu hiện này thường rất dễ gặp ở những người theo xu hướng ăn thuần chay khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Và để tìm hiểu kỹ hơn, trong bài viết này chúng tôi sẽ lý giải đến bạn vì sao ngủ dậy bị chóng mặt và cách khắc phục tình trạng này.
Ngủ dậy bị chóng mặt là như thế nào?
Chóng mặt thường xuất hiện khiến cơ thể bị mất cân bằng, cảm giác quay cuồng và lâng lâng. Chóng mặt còn kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, co giật, ù tai hoặc nặng hơn có thể ngất xỉu. Sau khi ngủ dậy những cơn hoa mắt chóng mặt ập đến khiến bạn không thấy rõ đường đi, mắt tối sầm, mất cân bằng. Điều này cho thấy cơ thể của bạn đang cảnh bảo có vấn đề. Nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, điều chỉnh lại chế độ ăn uống là có thể trở lại cơ thể như bình thường.

Tuy nhiên nếu tình trạng chóng mặt này kéo dài thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sau: Rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh hay các bệnh lý về tim mạch, thiếu máu não, xuất huyết tiêu hóa, bị tụt huyết áp. Đối tượng thường xuyên gặp phải những vấn đề này sẽ là những người cao tuổi, người có thai, thanh thiếu niên có thể mắc một vài trường hợp trên, hoặc những người ăn chay trường không được cung cấp đủ chất.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy bị chóng mặt
Chóng mặt thường xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
Môi trường sống
Khi môi trường sống không thông thoáng, ô nhiễm hoặc quá ồn ào cũng chính là lý do khiến bạn chóng mặt khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra ánh sáng cũng là yếu tố quyết định đến quá trình sản sinh ra hormone điều tiết giấc ngủ – melatonin giúp giấc ngủ của bạn trở nên ngon hơn. Ngược lại thì sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, choáng váng ngay sau khi ngủ dậy.
Tư thế ngủ và gối
Việc nằm quá thấp hay quá cao là điều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngủ của bạn. Nếu nằm gối quá cao cũng sẽ làm cổ gập lại gây khó thở và đau đầu. Ngoài ra đệm cứng cũng khiến giấc ngủ của bạn không được ngon giấc gây những tình trạng như chóng mặt. Trong lúc ngủ cũng nên tránh việc nằm sấp sẽ làm phổi và tim không được hoạt động và cung cấp oxy lên não dẫn đến tình trạng choáng váng khi ngủ dậy.

Stress
Đi ngủ với tâm trạng căng thẳng, lo âu, stress khiến bạn không thể nào ngủ ngon kể cả buổi trưa hoặc bạn đêm. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ, thần kinh dẫn đến những tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy
Thời gian ngủ không đủ
Thức khuya vào tối hôm trước nhưng phải dậy sớm vào hôm sau để làm việc sẽ khiến cơ thể ngủ không đủ giấc. Nếu tình trạng này kéo dài thì cũng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe. Ngủ không đủ giấc làm tình trạng trao đổi máu lên não diễn ra chậm lại khiến bạn luôn cảm giác chóng mặt mỗi sáng thức dậy
Mất nước
Cơ thể không cung cấp đủ nước cũng làm huyết áp bị giảm theo gây ra những hệ quả là chóng mặt, không đủ máu lưu thông lên não. Tình trạng mất nước này thường dễ thấy khi bạn sử dụng nhiều bia rượu sau 1 đêm. Bạn cũng cần lưu ý nên uống 1 cốc nước trước khi ngủ để có thể có đủ nước trao đổi vào buổi tối.
Cách khắc phục triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy
Khi chóng mặt bạn nên cần tìm được ra 1 trong những nguyên nhân ở trên khiến bạn bị chóng mặt khi ngủ dậy để có thể tìm được cách phòng ngừa những triệu chứng này:
Sử dụng thuốc
Khi chóng mặt thường mọi người sẽ tìm mua thuốc thuốc giảm đau nhưng để tránh những hệ lụy không mong muốn thì bạn cần phải chọn những loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic,… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống lo âu, chống buồn nôn, thuốc đau nửa đầu, alprazolam, diazepam nếu tình trạng đau đầu xuất hiện kéo dài. Bạn cũng có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ và phòng tránh các triệu chứng chóng mặt, đau đầu sau khi ngủ dậy.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người ăn thuần chay thì tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn và để có thể bổ sung các dưỡng chất bạn nên theo dõi một vài thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa vitamin B6: Đây là dưỡng chất giúp kích thích hệ thần kinh, tổng hợp protein và hoạt động của hệ miễn dịch. Một vài thực phẩm có chứa vitamin B6: quả óc chó, bơ, chuối, các loại đậu, cải bó xôi.
Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng xâm xoàng, chóng mặt. Một vài thực phẩm có chứa vitamin C: quýt, cam, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, khoai lang,…
Gừng: Ngoài công dụng chống say tàu xe thì gừng còn giúp bạn giảm những tình trạng choáng váng, đau đầu.
Thay đổi đồng hồ sinh học
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ khiến giấc ngủ của bạn cũng không được điều độ và sâu giấc để hạn chế những tình trạng này bạn nên:
- Ngủ trưa từ 10-30 phút, mỗi ngày ngủ đủ 7-8 tiếng.
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc.
- Cấm sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh sử dụng thiết bị có ánh sáng xanh trước khi ngủ.
- Sau khi thức dậy cần thư giãn cơ thể vài phút.
Để khắc phục tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt thì bạn cần thay đổi lại chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn, xây dựng khẩu phần ăn dinh dưỡng và sử dụng thêm các loại thức uống bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể, điển hình như mật táo đỏ nguyên chất. Sản phẩm có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức đầu khi ngủ dậy, bổ máu, hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu.