Dạo gần đây, nhiều người thường thắc mắc rằng “Người thiếu máu không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?”. Ở bài viết này, chúng ra sẽ cùng nhau tìm hiểu dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu và những thực phẩm nên tránh xa khi đang điều trị bệnh.
Những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu máu
Có thể nói rằng, bệnh thiếu máu là căn bệnh mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bên cạnh các yếu tố như khẩu phần ăn kém chất, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, nguyên nhân gây ra thiếu máu còn đến từ thói quen dung nạp các chất có khả năng ức chế quá trình cơ thể hấp thu chất sắt.
Trước khi tìm hiểu người thiếu máu không nên ăn gì, chúng ta phải nắm rõ được thiếu máu là căn bệnh như thế nào và dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Theo các chuyên gia sức khỏe giải thích, thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu giảm, dẫn đến việc oxy và chất dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho các cơ quan. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu xuất phát từ nhiều lý do như mất máu, tế bào hồng cầu bị phá hủy, quá trình sản xuất hồng cầu bị giảm hoặc bị lỗi, thiếu chất sắt và vitamin,…

Một số dấu hiệu thiếu máu mà bạn không nên chủ quan:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải thường xuyên dù đã ngủ đủ giấc.
- Suy nhược cơ thể, chán ăn.
- Màu da xanh xao, nhợt nhạt.
- Hoa mắt chóng mặt nhiều, kèm theo đau tức ngực.
- Khó thở, nhịp tim không đều, bàn tay và chân lạnh.
- Thở hụt hơi, nhức đầu.
Người thiếu máu không nên ăn gì?
Thực phẩm giàu Acid Oxalic
Nhóm thực phẩm đầu tiên người thiếu máu không nên ăn chính là các thức ăn giàu Acid Oxalic. Theo nghiên cứu, Acid Oxalic là một Acid hữu cơ hoạt động mạnh mẽ, khi gặp Canxi trong máu sẽ gây ra phản ứng hóa học, tạo thành một chất kết tủa là Oxalat Canxi. Hoạt chất này sẽ gây làm cản trở cơ thể hấp thụ chất Sắt từ thực phẩm. Vì thế, bệnh nhân thiếu máu được khuyến cáo nên tránh càng xa nhóm thực phẩm này sẽ càng tốt.
Những thực phẩm giàu Acid Oxalic phổ biến có thể nhắc đến như Chocolate, đậu phộng, rau ngò, tiêu, củ cải trắng, khế,…
Thực phẩm chứa Tanin
Ngoài thực phẩm giàu Acid Oxalic, người thiếu máu không nên ăn gì nữa? Câu trả lời đó chính là nhóm thực phẩm chứa Tanin như trà xanh, trà đen, cà phê, rượu vang, nho,… Tanin là một hợp chất Polyphenol có khả năng liên kết bền vững với Protein. Chúng tạo ra vị chát đặc trưng ở đầu lưỡi khi uống. Khi Tanin đi vào cơ thể và gặp chất sắt, chúng sẽ kết hợp lại và tạo thành một phản ứng hóa học, cho ra muối ăn khó hòa tan. Điều này sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ chất sắt từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

Nhóm thực phẩm Gluten
Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu hoặc đang trong quá trình điều trị cần hạn chế ăn thực phẩm cung cấp chất Gluten. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hợp chất Gluten có khả năng làm hư hại thành ruột, gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất sắt và Acid Folic. Cả hai chất sắt và Acid Folic đều có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.
Các thực phẩm chứa hoạt chất Gluten mà người bị thiếu máu không nên dùng là mì ống, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen,… Một điều bạn nên lưu ý là nếu đã loại bỏ các thực phẩm cung cấp Gluten khi xây dựng thực đơn hàng ngày, thì bạn nên bổ sung thêm thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất để hạn chế tình trạng mệt mỏi, tâm lý dễ thay đổi, tóc gãy rụng,…
Rượu bia, thức uống có cồn
Rượu bia hoặc các loại nước uống chứa cồn là nhóm thực phẩm người bệnh thiếu máu nên tránh xa để tránh tình trạng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng rượu bia sẽ gây tổn thương các tế bào hồng cầu trong máu, ức chế quá trình hấp thu Folate – một loại vitamin nhóm B có công dụng thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu mới. Đặc biệt, rượu còn gây tác động xấu đến gan. Cơ quan này là một trong những nơi cung cấp chất sắt cho cơ thể.
Lúc mới bị thiếu máu, triệu chứng của bệnh sẽ không quá rõ ràng và chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài mà không được phát hiện, thì bệnh thiếu máu sẽ tiến triển trầm trọng, ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, thậm chí còn đe dọa tính mạng. Vì thế, bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và tránh xa các thực phẩm trên, người bệnh cũng nên tăng cường nhóm thức ăn giàu chất sắt và Acid Folic, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung viên uống sắt hoặc sử dụng mật táo đỏ nguyên chất, uống nhiều nước lọc,…

Trên đây là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân thiếu máu cần hạn chế ăn trong quá trình điều trị. Mong rằng qua những thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Người thiếu máu không nên ăn gì?”, đồng thời tích lũy thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe mình và người thân, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do bệnh thiếu máu gây ra. Sau khi hồi phục sức khỏe, bạn đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày để cơ thể không bị thiếu chất.