Các Phương Pháp Phòng Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Chất Sắt

Bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt là căn bệnh phổ biến, nhất là ở những nước kém hoặc đang phát triển. Tình trạng thiếu máu không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà khi kéo dài còn dẫn đến nhiều mối nguy hại khôn lường cho cơ thể. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu, bạn nên tham khảo các phương pháp sau.

Chất sắt có vai trò gì đối với cơ thể?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, chất sắt được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng, đóng vai trò tham gia vào toàn bộ tổ chức của cơ thể. Một số hoạt động nổi bật như vận chuyển oxy và electron, tổng hợp DNA, tái tạo máu,… Khoảng 90% đến 95% hàm lượng sắt trong cơ thể sẽ được tái sử dụng lại, 5% đến 10% còn lại sẽ bị thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, phân,…

Các Phương Pháp Phòng Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Chất Sắt 1
Chất sắt được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sống của cơ thể.

Nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày ở từng độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến 6 tháng là 6.5mg.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng là 8.7mg.
  • Trẻ từ trên 1 tuổi đến 10 tuổi là 10mg.
  • Trẻ dưới 18 tuổi là 12mg.
  • Nam giới là 10mg.
  • Nữ giới là 15mg.
  • Phụ nữ sau mãn kinh là 10mg.
  • Bà bầu đang trong thời gian mang thai là 45mg.

Đối tượng nào dễ bị bệnh thiếu máu?

Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Tuy nhiên, nhóm đối tượng được nhắc đến dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác:

  • Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng.
  • Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 6 tháng đến 24 tháng.
  • Phụ nữ đang trong thời gian hành kinh, thai phụ đang mang bầu hoặc vừa sinh con.
  • Người ăn kiêng thiếu khoa học, thực đơn ít vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm, tan máu bẩm sinh,…
  • Các đối tượng bị rối loạn chức năng đường ruột, hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
  • Người bị bệnh mãn tính như AIDS, tiểu đường tuýp 2, thận, ung thư, tim mạch, gan,…
Các Phương Pháp Phòng Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Chất Sắt 2
Phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, người mắc bệnh mãn tính,… đều là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu.

Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu do thiếu chất sắt?

Xây dựng thực đơn khoa học, giàu dinh dưỡng

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu chất sắt đến từ khẩu phần ăn không khoa học, ít dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, trong đó có chất sắt. Vì thế, phương pháp phòng bệnh thiếu máu đơn giản nhất chính là xây dựng thực đơn khoa học, giàu dưỡng chất. 

Mỗi bữa ăn của bạn nên tăng cường nhiều thực phẩm giàu chất sắt như rau muống, rau ngót, rau dền, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt,… Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, lựu,… Bởi lẽ, vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu chất sắt hơn.

Một điều lưu ý là người bệnh thiếu máu nên hạn chế uống trà, cà phê. Chất Tanin trong trà hoặc cà phê sẽ cản trở cơ thể hấp thụ chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn. Nếu muốn uống trà hoặc cà phê, thì bạn nên pha loãng hơn bình thường và chỉ uống sau khi ăn 2 tiếng.

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ

Bạn nên thường giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ để phòng ngừa như giun sán, giun đũa, giun móc,… Những ký sinh trùng này sẽ “ăn” hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn ở khoang ruột. Từ đó, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến thiếu hụt chất sắt. Bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường sống, bạn cũng nên tẩy giun định kỳ 1 năm/lần, ăn chín – uống sôi,…

Sử dụng thực phẩm bổ sung chất sắt

Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt, họ nên sử dụng thêm viên uống hoặc các thực phẩm bổ sung chất sắt. Trên thị trường cung cấp rất nhiều các thực phẩm chức năng tăng cường sắt cho cơ thể. Trong số đó, mật táo đỏ là một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Trong quả táo đỏ rất giàu Phenolic, Flavonoid, Acid Triterpenic, vitamin C, Polysaccharide, chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Mật táo đỏ là sản phẩm kết hợp táo đỏ với các dược liệu khác như kỷ tử; bông cúc; mật mía; cam thảo; hoa lài;… sẽ tạo thành một hỗn hợp bổ máu và dưỡng nhan hiệu quả. Sản phẩm được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn lựa nguyên liệu, ủ táo đến khi bước nấu cô đặc lại. 

Các Phương Pháp Phòng Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Chất Sắt 3
Sử dụng mật táo đỏ để bổ sung thêm chất sắt và các dưỡng chất khác phòng ngừa bệnh thiếu máu.

Mật táo đỏ có công dụng kích thích tuần hoàn máu; tăng cường sức đề kháng; bổ sung chất sắt; ngăn ngừa bệnh thiếu máu; giúp da dẻ hồng hào và nhuận sắc. Sản phẩm này còn hạn chế tắc nghẽn mạch máu, hỗ trợ điều trị các vấn đề về bệnh tim mạch, phòng ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch,…

Trong bài là những thông tin cần thiết về bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt và cách phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng rằng qua các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Song song với việc áp dụng những phương pháp trên, bạn cũng nên đi khám bác sĩ sớm khi nghi ngờ cơ thể đang bị thiếu máu. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với bạn.

2 thoughts on “Các Phương Pháp Phòng Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Chất Sắt

  1. Pingback: Mật Táo Đỏ Và 4 Lý Do Người Thiếu Máu Nên Uống - Thuần Chay

  2. Pingback: Mật Táo Đỏ Và 4 Lý Do Người Thiếu Máu Nên Uống – Thuần Chay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *