Trong bài viết này, Mật Táo Đỏ chia sẻ tiếp quan niệm sức khoẻ chuẩn số 3 giúp bạn sống khoẻ hơn mỗi ngày. Quan niệm số 3 ” Sức khoẻ cần bảo dưỡng” giúp bạn hiểu hơn tầm quan trọng của việc bảo dưỡng cơ thể với sức khoẻ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về quan niệm này nhé
Bảo dưỡng là gì?
Trước tiên, bạn hãy dành vài phút để trả lời các câu hỏi sau nhé:
Khi trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ phát hiện sức khỏe có cần phải bảo dưỡng hay không?
Bao lâu rồi chúng ta chưa bảo dưỡng sức khỏe của mình?
Trong cuộc sống hiện tại chúng ta đã từng bảo dưỡng cái gì?
Có phải là: Đồ vật, nhà hay xe?
Ví dụ: Một chiếc xe gắn máy chạy 1500km – 2000km, có phải trong giai đoạn mới mua chúng ta thường tiến hành thay nhớt và kiểm tra định kỳ? Máy lạnh chạy lâu bạn sẽ nhờ người đến vệ sinh?
Thay nhớt xe – Vệ sinh máy lạnh bạn thường làm còn cơ thể bạn?
Vậy thì theo định nghĩa đó là: “Sự kiểm tra thường xuyên và chăm sóc định kỳ được gọi là bảo dưỡng”.
Lấy ví dụ những đồ vật xung quanh của chúng ta như: xe gắn máy, xe hơi, ngôi nhà và những đồ vật… chúng ta bảo dưỡng có phải là những vật có giá trị?
Tại sao cần bảo dưỡng sức khoẻ?
Vậy sức khỏe của chúng ta cần bảo dưỡng hay không?
Con người chúng ta đáng giá bao nhiêu?
Cùng tìm hiểu câu chuyện sau đây:
Có một chàng thanh niên qua nhiều năm làm ăn thất bại, đã thành công rồi lại trở về con số 0 trong tài chánh. Nhiều lần như vậy, anh ta chán nản trong cuộc sống. Một lần chàng thanh niên ngồi ở công viên đã tiếp xúc được với nhà thông thái. Sau khi buồn và than khổ như vậy nhà thông thái mới hỏi căn nguyên và lý do. Chàng thanh niên kể về quá trình trải qua trong cuộc sống, và bây giờ đã mất hết tất cả những gì mình từng sở hữu. Nhà thông thái cười:– Anh cần tiền? Tôi có thể để cho anh tiền, 3.000.000? Tôi có thể gởi cho anh 3.000.000, nhưng với một điều kiện anh hãy cắt ngón tay cái cho tôi.
Trong lúc nghe xong chàng thanh niên cảm thấy sửng sốt: 3.000.000 mà ông muốn mua ngón tay cái của tôi à?
Nhà thông thái nói: Vậy thì anh cần bao nhiêu? Anh cần 10.000.000? Tôi sẽ đưa cho anh 10.000.000, nhưng với điều kiện anh hãy cắt cho tôi bàn tay.
Chàng thanh niên nghe xong: Có 10.000.000 thì làm sao tôi có thể bán bàn tay của tôi được?
– Vậy thì anh cần bao nhiêu? Anh cần 30.000.000? Vậy thì hãy cho tôi một cánh tay
Chàng thanh niên: Có 30.000.000 mà ông muốn mua cánh tay của tôi à?
Nhà thông thái nói: Vậy thì anh cần bao nhiêu? Tôi sẽ gởi cho anh 1.000.000.000 nhưng với điều kiện sinh mạng của anh phải là của tôi.
Chàng thanh niên thốt lên: Nếu mà sinh mạng tôi gởi cho ông thì tôi còn cần tiền để làm gì?
Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta cần rất là nhiều tiền, nhưng ai đó muốn mua sinh mạng của chúng ta thì chúng ta cũng không bán. Thông qua câu chuyện trên Mật Táo Đỏ cảm nhận con người của mình thật sự có giá trị.
Giá trị thật của một con người
Nếu nói yếu tố tinh thần, yếu tố cuộc sống thì chúng ta không thể nào định được. Tuy nhiên, theo giáo sư G. Maravich – đại học Yale (Mỹ) đã định con người theo khoa học thuần túy:
- Hemoglobin: khoảng 3 USD. – Insulin: khoảng 4USD.
- 1g foliculin: 45.000 USD.
- 1g frolactin: 1.700.000 USD.
Như thế để tổng hợp nên 1 cơ thể người phải có ít nhất 1 tỷ USD
Còn đây là giá chợ đen khi bán nội tạng chúng ta.
Con người theo khoa học thuần túy đáng giá 1.000.000.000 USD. Tới đây chắc bạn cũng hiểu tại sao con số 1.000.000.000 USD ĐƯỢC nhắc tới trong quan niệm số 1 “Ưu tiên sức khoẻ là số 1“.
Những gì xung quanh chúng ta: Từ ngôi nhà, đến xe, đến tất cả những gì chúng ta đang sở hữu, vật gì có giá 1.000.000.000 USD?
May mắn thay, chúng ta lại sở hữu cái sinh mạng này, chính con người này và chính sức khỏe này, thì theo khoa học thuần túy chúng ta có giá 1.000.000.000USD
Thực sự cảm nhận mình là một người giàu có, bởi vì chúng ta tệ nhất, chúng ta không có cái gì hết sở hữu, ngay chính sức khỏe và con người của chúng ta là chúng ta đã có 1.000.000.000USD rồi.
Nguyên tắc của cuộc sống: cái gì có giá trị càng cao thì kiểm tra càng thường xuyên, chăm sóc càng thường xuyên và kiểm tra càng định kỳ hơn.
Con người của chúng ta 1.000.000.000USD, chúng ta cần kiểm tra định kỳ và chăm sóc thường xuyên hay không?
Chắc chắn câu trả lời là có đúng không? Nếu bạn còn đang miễn cưỡng trả lời có thì hãy xem bạn đã thực sự yêu bản thân mình hay chưa nhé.
Nhìn lại cuộc sống, có người đã 30 tuổi, 50 tuổi, 70 tuổi, … suốt 30 năm qua, 50 năm qua, 70 năm qua chúng ta thật sự bảo dưỡng sức khỏe của chính mình chưa? Một cỗ máy chạy cỡ nào thì một ngày nào đó nó cũng phải trục trặc. Việc kiểm tra thường xuyên và chăm sóc định kỳ đó là việc chúng ta cần làm đối với sức khỏe và con người của chúng ta. SỨC KHỎE CẦN BẢO DƯỠNG!