Thiếu máu thiếu sắt không chỉ khiến cho việc sinh hoạt thường ngày gặp nhiều cản trở, mà còn làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời, thì bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, nhất là đối với các đối tượng phụ nữ đang mang thai, người già và trẻ nhỏ.
Thiếu máu thiếu sắt gây suy tim
Khi cơ thể thiếu máu do thiếu sắt, lưu lượng máu không đủ để cung cấp khắp các bộ phận trong cơ thể. Lúc bấy giờ, tim phải co bóp liên tục với tần suất nhiều hơn bình thường để thúc đẩy tuần hoàn máu. Điều này sẽ dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim. Tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ làm cho quả tim bị lão hóa và yếu dần đi dẫn đến suy tim.

Khi bị suy tim, người bệnh sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó thở, thở hụt hơi,… khi không hoạt động mạnh. Đặc biệt là lúc đi bộ hoặc leo cầu thang. Suy tim không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong khi bệnh trở nặng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp nhất khi bị thiếu máu thiếu sắt. Theo số liệu thống kê, ở nước ta có khoảng hơn 1,5 triệu người bị suy tim. Trong đó, có không ít trường hợp xuất phát điểm ban đầu đến từ tình trạng thiếu máu.
Tóc gãy rụng nhiều do thiếu máu thiếu sắt
Hiện tượng tóc xơ yếu, dễ gãy rụng nhiều cũng là một trong những tác hại của thiếu máu thiếu sắt gây ra. Khi bị bệnh thiếu máu, da của người bệnh sẽ dễ bị nhăn nheo hơn, tóc bị yếu dần, móng tay chân mỏng giòn, dễ gãy. Theo sự lý giải của các chuyên gia về sức khỏe cho biết, chất sắt giữ vai trò quan trọng trong việc cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Sắt hỗ trợ quá trình tạo ra Hemoglobin và Myoglobin ổn định. Hemoglobin là yếu tố tiếp nhận oxy trong máu, còn Myoglobin lại là một dạng biến thể của Hemoglobin tồn tại trong các cơ.
Vì thế, khi cơ thể thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu, chân tóc, móng tay chân cũng sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó, chúng yếu dần đi và dễ bị hư tổn hơn. Muốn tóc giảm gãy rụng, bạn cần phải bổ sung chất sắt cho cơ thể.
Sức đề kháng kém
Một tác hại nguy hiểm của tình trạng thiếu máu thiếu sắt kéo dài là làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo ý kiến của các bác sĩ, tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể sẽ làm cho quá trình sản xuất ra các tế bào T-lymphocytes suy giảm. Đây là một tế bào bạch cầu có nhiệm vụ ngăn chặn lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại vào cơ thể. Khi số lượng tế bào này giảm đi, đồng nghĩa với việc hàng rào bảo vệ của cơ thể bị suy yếu. Từ đó, cơ thể sẽ dễ nhiễm các bệnh vặt hơn và dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.

Điều này cũng giải thích cho tình trạng các trẻ em ở những nước kém phát triển thường mắc phải nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt dẫn đến việc thiếu máu, sức đề kháng kém.
Thiếu máu thiếu sắt khiến thai phụ dễ sinh non
Cơ thể của các thai phụ sẽ cần nhiều hàm lượng chất sắt hơn so với người bình thường. Bởi lẽ, việc bổ sung chất sắt sẽ giúp tái tạo máu nuôi dưỡng cho cả hai mẹ con. Sắt cũng là một chất quan trọng để quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác của mẹ và nhau thai của bé được đảm bảo.
Vì vậy, nếu các mẹ bầu đang trong thời gian mang thai mà cơ thể bị thiếu máu do thiếu chất sắt sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và trầm cảm sau sinh. Một số trường hợp tệ hơn còn đe dọa tính mạng cả mẹ và bé. Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị thiếu máu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều những bé khác khi ở độ tuổi trưởng thành.
Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt như thế nào?
Để cơ thể không bị thiếu máu thiếu sắt, không có phương pháp nào tốt bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực đơn hàng ngày của bạn cần đảm bảo tăng cường các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, chất sắt,… Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa Acid Folic và vitamin C để tăng khả năng hấp thu chất sắt cho cơ thể.

Bên cạnh đó, để phòng bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt, bạn có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt hoặc dùng mật táo đỏ nguyên chất để hỗ trợ sức khỏe. Mật táo đỏ là một thực phẩm chức năng có tác dụng bổ máu, tăng sức đề kháng, cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy máu huyết lưu thông và kích thích cơ thể tái tạo hồng cầu. Thành phần chính của sản phẩm bao gồm các dược liệu tự nhiên như táo đỏ, kỷ tử, hoa lài, mật mía,… Những thành phần này đều lành tính và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Tóm lại, tình trạng thiếu máu thiếu sắt để lại nhiều tác hại khôn lường cho cơ thể. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ chất sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác thông qua khẩu phần ăn hàng ngày là điều cực kỳ quan trọng. Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có phương pháp phòng ngừa phù hợp.