Thiếu máu gây mệt mỏi, giảm sức lao động trí óc, ảnh hưởng rất đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy thiếu máu bổ sung gì? Hãy tham khảo những món ăn bổ máu dưới đây để xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng phù hợp và tốt cho sức khỏe nhé!
Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong các tế bào máu ngoại vi, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô của cơ thể. Thiếu máu được WHO định nghĩa là một tình trạng xảy ra khi nồng độ hemoglobin trong tuần hoàn của một người thấp hơn so với những người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính và môi trường. Điều đó có nghĩa là nó đang thiếu hemoglobin trong máu tuần hoàn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu
Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu bao gồm:
- Thiếu sắt: người bị thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu xuất phát từ bệnh dạ dày, kém ăn, xuất huyết khối u, rong kinh, giun móc,…
- Giảm sản xuất ở tủy xương: do suy tủy, rối loạn tăng sinh tủy.
- Thiếu axit folic: thường gặp ở những người kém hấp thu và lạm dụng rượu bia.
- Thiếu vitamin B12: thường xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt hồi tràng hoặc cắt hồi tràng, thiểu năng tuyến tụy, cắt dạ dày.
- Bất thường về nhiễm sắc thể: xảy ra do sự bất thường trong cấu trúc của hemoglobin trong hồng cầu ở những người mắc bệnh thalassemia.
- Miễn dịch tan máu: cơ thể luôn có kháng thể bất thường để chống lại hồng cầu, phá vỡ hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
- Suy thận mãn tính: Bệnh này làm giảm các tế bào tuyến cận giáp và giảm lượng Erythropoietin.

Thiếu máu bổ sung gì cho thực đơn hàng ngày?
Nhóm chất cần bổ sung
Thực phẩm giàu chất sắt
Trong thực đơn cần bổ sung cho người thiếu máu chắc chắn không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất sắt vì hầu hết các trường hợp thiếu máu đều do thiếu sắt. Bổ sung sắt từ thực phẩm không chỉ nuôi dưỡng tế bào tốt hơn mà còn giảm thiểu tình trạng thiếu máu. Những thực phẩm tiêu biểu của nhóm này có thể kể đến như nấm đông cô, mộc nhĩ,…

Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B12, B9, B6, B2,… đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu cũng như biệt hóa hồng cầu. Vì vậy chúng cũng rất cần thiết cho những người bị thiếu máu. Tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến: rau sẫm màu, các loại đậu, măng tây, các loại hạt, trái cây tươi, …
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. Không những vậy, nó còn giúp sắt được hấp thụ tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, hình thành collagen,… Vì vậy, nó cũng nằm trong danh sách thiếu máu nên ăn gì không thể bỏ qua. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này có thể kể đến các loại trái cây như ổi, đu đủ, xoài, cam, cải xoăn,dâu tây, …
Nhóm thực phẩm cần bổ sung
Bí đỏ
Bí đỏ không chỉ giàu hàm lượng sắt mà nó còn chứa rất nhiều những hợp chất dinh dưỡng tốt cho máu như caroten, vitamin, protein thực vật, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô còn chứa nhiều của sắt. Trong 200g hạt bí ngô có chứa 30mg sắt. Bí đỏ rất thích hợp cho người thường xuyên chóng mặt, ốm yếu, xanh xao,…
Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm bổ sung sắt cực kỳ hiệu quả cho cơ thể. Trong 200g khoai tây có 6,4mg sắt. Nên sử dụng khoai tây thường xuyên trong thực đơn bạn cũng có thể đa dạng cách chế biến như hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng khoai tây chiên vì đây là “thủ phạm” gây hại đến sức khỏe vì nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Súp lơ xanh
Bông cải xanh ngoài việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C còn chứa nhiều chất sắt giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh có chứa 2,7mg sắt. Ngoài súp lơ xanh, các loại rau có lá màu xanh đậm như cần tây, khoai lang, bí, cải thìa, cải xoong… đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như các loại vitamin cần thiết cho quá trình hấp thu sắt.
Đậu
Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ rất giàu chất sắt. Chúng cũng rất giàu molypden đây cũng chính là một khoáng chất cần thiết cho chức năng hấp thụ enzyme và sắt. Tuy nhiên, chúng cũng chứa axit phytic có thể làm giảm sự hấp thụ sắt. Để giảm phần trăm axit phytic, hãy ngâm đậu trong nước ấm qua đêm trước khi nấu.
Một vài lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Khi xây dựng chế độ ăn cho người thiếu máu, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Tránh ăn các thực phẩm bổ máu đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng gây ức chế và giảm hấp thu sắt như ngũ cốc, sữa, rau muống, đậu nành,….
- Không nên hút thuốc vì nó cũng sẽ làm giảm lượng vitamin được hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể
- Khi ăn không nên uống cà phê, trà vì điều này cũng sẽ làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
- Nên kết hợp thức ăn giàu vitamin C và thức ăn bổ máu, thức ăn chứa nhiều chất đạm để tăng cường hấp thu sắt.
Thiếu máu là một dạng thiếu sắt thường gặp của cơ thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi bị thiếu máu do thiếu sắt, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bạn có thể bổ sung kèm theo các thực phẩm chức năng, hoặc thức uống bổ sung mật táo đỏ nguyên chất. Sản phẩm tăng cường chất sắt, vitamin, Acid Amin, chất xơ,… giúp bổ máu, tái tạo hồng cầu, nhuận trường và phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.