THIẾU MÁU – CĂN BỆNH THỜI ĐẠI VÀ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA, CẢI THIỆN GIÚP BỔ MÁU

Với nhịp sống hiện đại, thiếu máu dần trở nên phổ biến hơn và nhiều biến chứng hơn khi mà nguyên nhân gây nên thiếu máu cũng trở nên đa dạng hơn trước. Đặc biệt với nguy cơ cao và không chừa một ai, từ người lớn tuổi đến thanh niên, từ trẻ sơ sinh đến mẹ mang thai.

Lý do dẫn đến thiếu máu

Thiếu máu - căn bệnh thời đại
Thiếu máu – căn bệnh thời đại

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt là 2 nguyên nhân chính yếu dẫn đến thiếu máu.

Ăn uống không đầy đủ chất dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin nhóm B (B12, Folate..).

Hoặc thói quen sinh hoạt dễ dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt dù trong bữa ăn vẫn đầy đủ thành phần dưỡng chất.

Những triệu chứng có nguy cơ thiếu máu

Sau đây là 8 triệu chứng “thầm lặng” mà bạn nên đi kiểm tra xem cơ thể có thiếu máu không, khi có 2/8 dấu hiệu:

1. Khó thở hoặc chóng mặt thường xuyên

Choáng váng, chóng mặt thường xuyên
Choáng váng, chóng mặt thường xuyên

Khi không có đủ chất sắt hoặc vitamin B12, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin để mang oxy cung cấp cho cơ thể, một số bộ phận của cơ thể sẽ không nhận được lượng oxy cần thiết, kết quả là gây khó thở. Và đôi khi, oxy lên não cũng thiếu sẽ dần đến cảm giác lâng lâng, chóng mặt. Đây là hai triệu chứng rõ rệt và dễ nhận biết của thiếu máu.  

2. Cảm thấy kiệt sức

Mệt mỏi là triệu chứng rõ nét của thiếu máu. Cảm giác mệt mỏi hay kiệt sức không có lý do rõ rệt là dấu hiệu cho thấy khả năng bạn đang thiếu máu. Nguyên nhân tương tự với triệu chứng khó thở, chóng mặt là: thiếu sắt hoặc vitamin B12 dẫn đến không có đủ hemoglobin và từ đó  không đủ oxy để cung cấp cho cơ thể, làm suy giảm quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tạo năng lượng của cơ thể.

3. Da nhợt nhạt, kém sắc hồng

Làn da nhợt nhạt, kém sắc hồng
Làn da nhợt nhạt, kém sắc hồng

Sắc da hồng hào là nhờ vào các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Khi thiếu máu, các tế bào hồng cầu bị thiếu đi hoặc bị bệnh, sẽ khiến da dẻ nhợt nhạt và xanh xao.

4. Cảm thấy đau ở ngực

Khi thiếu máu, có ít đi các tế bào hồng cầu khỏe mạnh lưu thông, tim buộc phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là tim đập nhanh hơn bình thường để đẩy máu và gây cảm giác đau tức ở ngực. Nguy cơ hơn, khi tim phải làm việc vất vả, nó có thể dẫn đến nhịp tim không đều, có tiếng thổi tim, tim to hoặc thậm chí suy tim.

5. Thèm ăn bậy, thèm những thức ăn lạ thường

Đột nhiên thèm ăn bậy một cách bất thường là một trong những triệu chứng thiếu máu bất thường, đặc biệt là hội chứng ăn bậy do thiếu sắt, hoặc xu hướng thèm những thứ không có dinh dưỡng như đá viên, baking soda, đất sét, hoặc thậm chí là bút chì hoặc sơn khô.

6. Chân tay lạnh và tái nhợt

Nếu tay chân lạnh hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt hoặc thiếu máu. Lý do là vì khi thiếu máu, cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp nhiện và dinh dưỡng cho các tế nào còn lại của cơ thể.

Bàn tay và bàn chân là dễ nhận biết nhất, khi máu không đủ để đẩy đến nơi sẽ khiến chúng lạnh và tái nhợt.

7. Đau đầu bất thường

Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng bị đau đầu, do căng thẳng, thiếu ngủ, bệnh tật và hàng loạt lý do khác. Nhưng nếu bạn thấy mình bị đau đầu nhiều hơn bình thường, có lẽ đã đến lúc kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể.

Những cơn đau đầu cũng có thể từ cấp độ thấp đến chứng đau nửa đầu, vì vậy đừng bỏ qua ngay cả khi bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ.

8. Nhịp tim không đều, tim đập nhanh

Nhịp tim không đều
Nhịp tim không đều

Đánh trống ngực, hay nhịp tim khác thường, là một dấu hiệu khác của thiếu máu do thiếu sắt. Người thiếu máu có nồng độ hemoglobin thấp, làm tim phải làm việc nhiều hơn để mang ô xy. Từ đó, dẫn đến tim đập không đều hoặc đập nhanh.

Những tác hại khó lường khi thiếu máu

Chúng ta có thể thiếu máu nhẹ hoặc năng tuỳ mức độ, nhưng dù ở mức độ nào thì những tác hại tiềm tàng vẫn gây nguy hại đến sức khoẻ, thậm chí đột quỵ bất ngờ.

Đột quỵ bất ngờ
Đột quỵ bất ngờ

Khi thiếu máu, các tế bào hồng cầu không được khoẻ mạnh và giảm chức năng hoạt động gây xanh xao tái nhợt; oxy không được cung cấp đủ đến các cơ quan gây kiệt sức; tim phải làm việc nhiều hơn dễ dẫn đến suy tim; máu không đủ lên não dẫn đến thiếu máu não và đột quỵ não.

Phụ nữ mang thai thiếu máu dễ dẫn đến sinh non, cao huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản và nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường.. Đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác.

Ngăn ngừa thiếu máu, biện pháp bổ máu và cải thiện chất lượng máu

Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, vì vậy để ngăn ngừa thiếu máu, chúng ta sẽ giải quyết tận gốc rễ từ nguyên nhân.

Thay đổi và tích cực hoá thói quen sinh hoạt

Có thể mỗi bữa ăn chúng ta ăn rất đa dạng và đầy đủ, tuân thủ theo hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.. nhưng vẫn bắt gặp những triệu chứng thiếu máu và mệt mỏi.. thì có thể chính cơ địa chúng ta đang gặp vấn đề về hấp thu dưỡng chất và chuyển hoá năng lượng.

Tạo thói quen ăn uống đa dạng
Tạo thói quen ăn uống đa dạng

Để khắc phục vấn đề thiếu máu do cơ địa, thay đổi thói quen sinh hoạt là điều trước tiên và chủ động.

Đầu tiên là ngủ sớm và dậy sớm để cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng, phục hồi thể chất.

Sau là tập thể dục để bài tiết tự nhiên độc tố ra khỏi cơ thể, giúp gan giảm tổn thương và phục hồi, từ đó giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất toàn diện từ thực phẩm.

Bên cạnh đó, suy nghĩ và tư duy tích cực cũng là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể cải thiện khả năng chuyển hoá và phục hồi năng lượng.. mang năng lượng tích cực vào cuộc sống và công việc.

Bổ máu và cải thiện chất lượng máu từ chế độ ăn uống

Để khắc phục thiếu máu thì điều quan trọng thứ 2 là chế độ ăn uống, cách ăn uống để bồi bổ máu, tái tạo và cải thiện chất lượng máu trong cơ thể.

Đầu tiên là ăn đầy đủ và đa dạng những thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao: các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, dền, cải xoong, muống, cải cúc.., một số loại ngũ cốc, đậu hạt như đậu xanh, đậu đen,… cũng chứa nhiều vi chất này.

Bên cạnh đó vitamin nhóm B như B6, B9, B12 cũng cần thiết cho việc bổ máu, tái tạo máu. Chúng ta có thể bổ sung từ táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, tảo biển, các nhóm đậu lên men.

Mật táo đỏ bổ máu, giúp ổn định huyết áp
Mật táo đỏ bổ máu, giúp ổn định huyết áp

Và không thể thiếu là thường xuyên ăn uống những thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt hiệu quả nhất. Hạn chế những thực phẩm chứa tanin (như trà, cafe..), vì tanin sẽ làm sắt bị kết tủa và cơ thể không hấp thu được. Tốt nhất sau mỗi bữa ăn 2 tiếng, chúng ta không sử dụng cafe hay trà.

Cuối cùng là hãy luôn vui vẻ và hạnh phúc khi ăn uống, bởi đó là lúc cơ thể thoải mái và thả lỏng nhất, dễ hấp thu dưỡng chất và dung nạp dinh dưỡng lành vào cơ thể. Chuyển dần qua ăn thực vật và loại bỏ dần thịt/sữa động vật để chuyển hoá tế bào, cải thiện chất lượng tế bào và tế bào máu, tế bào hồng cầu cũng không ngoại lệ.

Mật Táo Đỏ bổ máu được ủ nấu theo công thức đông y, kết hợp các thảo dược tự nhiên: Táo đỏ, Kỷ tử, Bông cúc, Cam thảo và đường mật mía; với trọn vẹn tâm ý từ người nấu mong muốn mang lại sức khoẻ thật cho người uống.

Mật táo đỏ bổ máu thuần chay
Mật táo đỏ bổ máu thuần chay

Với công dụng bổ máu và những công dụng kỳ diệu sau đó:

  • Tái tạo hồng cầu, cải thiện chất lượng máu, tăng cường sức khoẻ từ bên trong
  • Cung cấp sắt, vitamin B và C từ tự nhiên: táo đỏ, kỷ tử, cam thảo, bông cúc, mật mía
  • Điều hoà, lưu thông khí nuôi dưỡng thể chất, không còn đau nhức mình mẩy do tắc khí.
  • Cho giấc ngủ ngon, ngủ sâu, phục hồi năng lượng tốt
  • Ổn định và điều hoà huyết áp
  • Ổn định dạ dày, giúp ăn ngon, hết hẳn trào ngược dạ dày
  • Hết rụng tóc, mọc tóc, tóc khoẻ nhờ chất lượng máu được tái tạo
  • Thơm, ngon, dễ uống cho tất cả mọi người

Sản phẩm thật cho sức khoẻ thật, được sản xuất bởi những con người với tâm ý thật – gia đình Thuần Chay

Xem thêm thông tin về Mật Táo Đỏ Bổ Máu

Hoặc liên hệ Thuần Chay tư vấn các vấn đề sức khoẻ bạn đang gặp phải: m.me/thuanchayvn Hotline / Zalo: 07 9999 4976

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *