Thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: mức độ nguy hiểm, lưu ý khi mắc bệnh và cách điều trị!

Thiếu máu hồng cầu hình liềm được chẩn đoán là một căn bệnh nếu không được tầm soát và phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Người bệnh cần chú ý và bổ sung những gì để giảm thiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh hồng cầu liềm này? Để  biết thông tin chính xác nhất về căn bệnh, cùng theo dõi những nội dung sau đây của chúng tôi nhé!

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là gì?

Cơ thể không đủ oxy do bị thiếu hụt lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hay còn gọi là hồng cầu lưỡi liềm. Ở người bình thường, tế bào hồng cầu hình tròn giúp lưu thông qua các mạch máu một cách dễ dàng. Tuy nhiên ở người bệnh, các tế bào này đột biến và có hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết, dính và cứng gây cản trở trong việc lưu thông máu và oxy đi đến các bộ phận trên cơ thể. 

thieu mau hong cau hinh liem 1 scaled 1
Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Đây là một căn bệnh thiếu máu di truyền. Nếu không được phát hiện từ sớm, nguy cơ cao gây ra biến chứng các bệnh về mắt, thận, viêm tủy xương, đột quỵ và thậm chí là việc sản sinh hồng cầu bị trì hoãn dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Tỷ lệ người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm cao nhất ở nhóm người da màu đến từ các nước châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Ấn Độ, Nam Mỹ và Trung Mỹ,..

Triệu chứng khi mắc bệnh

Hồng cầu lưỡi liềm là căn bệnh thiếu máu bẩm sinh, các triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ đã đủ 4 tháng tuổi. Vì vậy khi thấy trẻ hay thậm chí bản thân mình gặp phải các biểu hiện dưới đây cần đi khám bệnh ngay lập tức, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng khó lường:

  • Một triệu chứng thường gặp khi mắc căn bệnh này chính là thiếu máu mãn tính, tim đập nhanh.
  • Bàn chân, bàn tay bị sưng tấy lên. Nặng hơn là bị viêm loét dẫn đến hoại tử chân.
  • Da vàng và xanh xao.
  • Trẻ kém phát triển, chậm lớn và dậy thì muộn.
  • Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng, vùng ngực trong một khoảng thời gian khá dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Suy giảm thị lực.
thieu mau hong cau hinh liem 3 scaled 2
Triệu chứng co bản khi bệnh nhân mắc bệnh
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến sốt kèm nôn, thở nhanh, ho khan. Đây là triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng.

Những lưu ý khi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

Mặc dù đã có trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ giáo sư bác sĩ giỏi nhưng đến nay bệnh hồng cầu lưỡi liềm vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy để giảm thiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên chú ý tập luyện nhẹ nhàng.
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc và tự ý thay đổi liều lượng.
  • Bảo vệ cơ thể tránh bị cảm lạnh, ho sốt,..
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, vui chơi giải trí lành mạnh tránh mệt mỏi, stress mạnh.
  • Đi gặp chuyên gia để tham khảo hỗ trợ sinh sản nếu người bệnh có mong muốn sinh con.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Đề phòng kiểm tra sức khỏe đinh kì để có những thông tin về bản thân
  • Hạn chế đi máy bay nếu không có khoang áp suất.
  • Đi thăm khám bệnh định kỳ. Nếu thấy có biểu hiện khác lạ, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Người bệnh cần bổ sung những gì?

Thuốc giảm đau

Để xoa dịu cơn đau do bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm gây ra, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau. Nếu uống thuốc giảm đau vẫn không có tác dụng, có thể tiêm thuốc giảm đau loại mạnh trực tiếp vào cơ hoặc khớp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng loại thuốc này dẫn đến nhờn thuốc.

Thuốc kháng sinh

Trẻ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng. Thời điểm trẻ nên bổ sung loại thuốc này bắt đầu từ 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi.

Truyền máu

Phương pháp truyền máu để thay thế lượng máu hồng cầu hình lưỡi liềm bằng máu khỏe mạnh. Mặc dù truyền máu có thể gây ra một số rủi ro nhất định nhưng nếu biết cách hạn chế lượng sắt dư thừa trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ đồng thời giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Ngoài ra, hydroxyurea hay tiêm vắc xin ngăn ngừa nhiễm trùng, tiến hành cấy ghép tủy xương cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo phương pháp điều trị của bác sĩ để việc bổ sung và điều trị căn bệnh này đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đặc biệt đây là một căn bệnh bẩm sinh vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy người bệnh cần hết chú ý để phát hiện bệnh sớm đồng thời có sự thay đổi chế độ sống lành mạnh để nâng cao tuổi thọ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy inbox cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể!