Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi mang thai là tình trạng tế bào hồng cầu trong máu có kích thước nhỏ hơn bình thường. Đây là một tình trạng không phổ biến, dễ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, thai phụ cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc qua bài viết này.
Vì sao thai phụ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc?
Tình trạng thiếu máu hồng nhỏ nhược sắc khi mang thai xuất phát từ nhiều lý do, tuy nhiên chúng ta có thể phân loại thành hai nguyên nhân chính: thiếu chất sắt và gen di truyền.
Thiếu máu nhược sắc do thiếu chất sắt
Phần lớn phụ nữ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi mang bầu đến từ nguyên nhân này. Trong thời gian mang thai, cơ thể của bà bầu sẽ cần nhiều chất sắt hơn so với người bình thường. Vì thế, thai phụ sẽ dễ bị thiếu máu nhược sắc khi cơ thể không được cung cấp đủ chất sắt do khẩu phần ăn hàng ngày kém dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu thai phụ đang bị viêm đường ruột, viêm dạ dày, hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ một đoạn dạ dày thì cơ thể họ sẽ hấp thụ chất sắt kém, dẫn đến thiếu hụt chất sắt.

Ngoài ra, một số thói quen xấu như uống cà phê, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,… cũng là tác nhân khiến cơ thể bị hao hụt chất sắt hoặc hấp thụ chất sắt kém, gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc ở thai phụ.
Xem thêm: Tổng Quan Về Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ
Thiếu máu hồng cầu nhỏ do gen di truyền
Một số thai phụ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc do rối loạn chuyển hóa sắt. Khi bị rối loạn chuyển hóa sắt từ nhỏ, cơ thể bà bầu sẽ không thể tự tổng hợp Transferrin để vận chuyển máu. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, thiếu máu hồng cầu nhỏ còn có thể đến từ bệnh thiếu máu bẩm sinh hoặc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh).
Thai phụ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có nguy hiểm không?
Ở tình trạng nhẹ, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc sẽ khiến cho phụ nữ mang thai bị mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, biếng ăn,… Điều này sẽ khiến sức khỏe mẹ và bé bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong trường hợp tình trạng này tiến triển nặng mà không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc sẽ có khả năng tăng nguy cơ dọa sảy thai, huyết áp thai kỳ tăng, tiền sản giật, nước ối vỡ sớm, sau sinh dễ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản,… Trẻ em sinh ra sẽ dễ bị thiếu máu bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân, dễ mắc bệnh hơn các bé khác. Có thể nói rằng, thai phụ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc rất nguy hiểm. Vì thế, họ nên lưu ý thực hiện các phương pháp phòng ngừa và tuân thủ theo phác đồ điều trị theo bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Các phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc mà chúng ta sẽ có cách phòng ngừa phù hợp. Đối với trường hợp thai phụ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ do cơ thể thiếu chất sắt, họ nên bổ sung chất sắt thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày. Các thực phẩm thai phụ nên ăn nhiều khi mang thai là các loại đậu, rau muống, rau ngót, lựu, dâu tây,… Bổ sung thêm trái cây giàu vitamin C và Acid Folic để hỗ trợ cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên uống thêm viên bổ sung sắt trong suốt thời gian mang thai nhưng cần phải theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ nếu cơ thể thừa sắt cũng sẽ gây ngộ độc cho mẹ và bé. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung chất sắt, bổ máu, tăng sức đề kháng như mật táo đỏ nguyên chất.
Tình trạng thiếu máu nhược sắc do các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để xác định rõ nguồn gốc gây bệnh:
- Truyền máu trong trường hợp mất máu nhiều.
- Sử dụng thuốc kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong ruột.
- Điều trị dứt điểm loét dạ dày.
Từ những thông tin hữu ích cung cấp trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi mang thai. Tóm lại, tình trạng thiếu máu nhẹ hay nghiêm trọng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, bạn nên chú ý đến sức khỏe để kịp thời phát hiện sớm tình trạng này trong thời gian mang thai. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, thai phụ cần phải đi khám càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.