Thiếu máu nhược sắc là tình trạng dễ gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, trong đó phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng chiếm tỷ lệ cao. Trẻ em bị thiếu máu nhược sắc thường sẽ mệt mỏi, cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trí não và thể chất kém,… Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em và cách phòng ngừa.
Thiếu máu nhược sắc là gì?
Tình trạng thiếu máu sẽ được phân chia thành 3 loại chính là thiếu máu ưu sắc, nhược sắc và đẳng sắc. Trong đó, thiếu máu nhược sắc xảy ra khi nồng độ huyết sắc tố Hemoglobin giảm. Hemoglobin là một dạng đặc biệt của Protein có vai trò chính là vận chuyển Oxy và các chất dinh dưỡng đi đến các mô tế bào. Khi số lượng Hemoglobin giảm, kích thước hồng cầu cũng nhỏ và có màu sắc nhạt hơn bình thường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em được chẩn đoán thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ khi số lượng Hemoglobin thấp hơn 110g.l đối với trẻ dưới 6 tuổi, Hemoglobin thấp hơn 120g/l đối với các trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi.
Những nguyên nhân khiến trẻ em bị thiếu máu nhược sắc
Tình trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có những nguyên nhân chính như sau:
- Trẻ thiếu chất sắt: Huyết sắc tố Hemoglobin được tạo ra từ tủy xương nhờ vào chất sắt. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ thiếu hụt chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng tủy xương không sản xuất đủ số lượng Hemoglobin mà cơ thể cần đến để nuôi dưỡng tế bào hồng cầu.
- Trẻ không dung nạp đủ vitamin B12: Đây là một loại vitamin có khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khi trẻ bị thiếu vitamin B12, việc sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Số lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ.
- Trẻ đang mắc một số bệnh lý: Bệnh thận, viêm ruột, viêm cấp tính hoặc mãn tính,… đều khiến cho quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể bị giảm.
- Hệ tiêu hóa kém: Nếu bé thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến dạ dày như tiêu chảy, viêm loét,… thì sẽ dễ bị xuất huyết nội, dẫn đến tình trạng thiếu màu. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa yếu kém còn khiến bé khó hấp thụ chất sắt tốt.
- Bệnh Thalassemia: Hay còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một bệnh lý bẩm sinh do gen di truyền. Khi trẻ mắc bệnh này, các tế bào hồng cầu dễ bị phá hủy dẫn đến thiếu máu.

Khi trẻ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, bé sẽ có những biểu hiện như cơ thể mệt mỏi thường xuyên dù đã ngủ đủ giấc, nhức đầu, chóng mặt hoa mắt khi thay đổi tư thế đột ngột, chán ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, tay chân lạnh, khó thở, thở hụt hơi,… Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ như suy tim, chậm phát triển, rối loạn nhịp tim, suy thận, suy gan,…
Phòng ngừa bệnh cho trẻ như thế nào?
Cha mẹ có thể phòng ngừa thiếu máu nhược sắc cho trẻ thông qua việc xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học. Bạn nên ưu tiên cho bé ăn nhiều các thực phẩm giàu chất sắt bông cải, rau chân vịt, dâu tây, củ dền, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, nho khô, rau muống, rau ngót,… Các loại trái cây giàu vitamin C và Acid Folic cũng được khuyến khích cho trẻ ăn thường xuyên. Bởi lẽ, cả hai hoạt chất này sẽ giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm khác.
Xem thêm: Phụ Nữ Mang Thai Bị Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ Nhược Sắc Có Nguy Hiểm Không?
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bé uống thêm viên uống bổ sung sắt. Một điều bạn nên lưu ý là không được tự ý cho bé uống mà không hỏi ý của bác sĩ. Việc uống viên sắt không đúng liều lượng dễ dẫn đến tình trạng dư chất sắt, từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể cho bé dùng thức uống bổ sung mật táo đỏ nguyên chất.

Mật táo đỏ có thành phần chính gồm táo đỏ, kỷ tử, bông cúc, mật mía, cam thảo,… Những nguyên liệu này đều trải qua quy trình ủ nấu khép kín trong một thời gian dài, từ đó tạo ra được một hỗn hợp cô đặc. Mật táo đỏ có công dụng bổ sung chất dinh dưỡng, bổ máu, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giúp da dẻ hồng hào và nhuận sắc hơn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết về tình trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ. Tuy rằng thiếu máu không thuộc nhóm bệnh cấp cứu nhưng mang đến nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe, vì vậy cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý cho trẻ để phòng ngừa bệnh tốt. Hy vọng rằng các cha mẹ tích lũy thêm các kiến thức hữu ích về việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Qua đó, phụ huynh sẽ luôn có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất, phòng ngừa nhiều bệnh tật, giúp bé phát triển toàn diện.