“Trẻ em bị thiếu máu có nguy hiểm không?” đang là câu hỏi rất được mọi người quan tâm, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ có con mình bị thiếu máu. Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc Trẻ em bị thiếu máu có nguy hiểm không qua bài viết sau nhé!
Tình trạng bị thiếu máu của trẻ em hiện nay
Thiếu máu ở trẻ là gì và trẻ em bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trước khi có câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không hãy cùng chúng tôi hiểu thêm về mức độ nguy hại nếu trẻ em bị thiếu máu. Tình trạng bị thiếu máu ở trẻ là tình trạng lượng hemoglobin hay lượng hồng cầu giảm thấp hơn mức giới hạn bình thường theo tiêu chuẩn của một đứa trẻ khỏe mạnh.

Hemoglobin có chức năng chính là vận chuyển oxy đi nuôi các cơ quan của cơ thế. Việc thiếu đi chất này đồng nghĩa cơ thể trẻ đang thiếu dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, gầy gò, xanh xao, sức đề kháng kém.
Theo Tổ chức y tế thế giới chỉ số huyết sắc tố Hemoglobin ở trẻ được coi là thiếu máu:
Từ 8-10g/dl được đánh giá là thiếu máu vừa và cần bổ sung các chất để bổ máu.
Từ 6-8g/dl được coi là thiếu máu nặng cần bổ sung truyền máu gấp.
Thực trạng đáng cảnh báo về tỷ lệ trẻ thiếu máu hiện nay
Thật đáng buồn khi tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ em hiện nay khá cao. Theo như kết quả của Tổng điều tra Dinh Dưỡng toàn quốc 2019-2020 thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh thiếu máu chiếm 19,6%, đặc biệt là ở miền núi miền Bắc và Tây nguyên.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu do khả năng sản xuất máu bị giảm
Trẻ bị thiếu sắt: sắt là thành phần quan trọng để cấu tạo nên hemoglobin. Vì vậy khi cơ thể trẻ thiếu sắt và cha mẹ không chú ý bổ sung cho trẻ các món ăn có chứa sắt thì lượng hemoglobin trong máu cũng giảm sút nghiêm trọng gây nên tình trạng thiếu máu. Vì thế ba mẹ nên bổ sung sắt cho bé kịp thời.
Thiếu vitamin B12, protein: bên cạnh trường hợp trẻ sơ sinh thiếu sắt thì cơ thể cần vitamin B12 và protein để tạo các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
Sự suy giảm của tủy xương: tủy xương là nơi sản xuất ra hồng cầu. Nếu các bé có bệnh hay chức năng của tủy suy giảm chắc chắn đây là lý do khiến cho lượng hồng cầu trong máu giảm.

Thiếu máu bẩm sinh
Có một số trẻ mắc các bệnh bẩm sinh về máu do di truyền điển hình là hồng cầu hình liềm, thalassemia… Với các bệnh bẩm sinh về máu thì cấu trúc của hồng cầu khác với hồng cầu của người bình thường, và chúng rất dễ bị phá vỡ. Với trường hợp này cần điều trị thiếu máu thep phác đồ của bác sỹ có chuyên môn.
Trẻ em thiếu máu có nguy hiểm không?
Để giải đáp cho thắc mắc trẻ em thiếu máu có nguy hiểm không, theo nguồn thông tin chúng tôi tham khảo tại website bệnh viện Thu Cúc câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là CÓ. Chúng ta có thể nhận thấy bằng mắt thường khi trẻ bị thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, dễ đuối sức, hoạt động mạnh hàng ngày cũng dễ bị kiệt sức, chậm tăng cân, sức đề kháng kém dễ bị ốm.
Bệnh thiếu máu ở trẻ em không chỉ nguy hiểm mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi lượng hồng cầu vận chuyển oxy đi nuôi các cơ quan, thiếu hồng cầu đồng nghĩa não không nhận đầy đủ lượng oxy. Điều này khiến cho bé luôn có tình trạng nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trẻ mất tập trung, khả năng tiếp thu bài kém, tư duy giảm, nhận thức của trẻ chậm hơn lứa trẻ cùng tuổi, giảm khả năng xử lý tình huống linh hoạt trong cuộc sống.
Thiếu máu làm suy giảm các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là tim.
Khi trẻ thiếu máu, tim phải co bóp nhiều hơn để đem máu đi nuôi cơ thể, bên cạnh đó lượng máu không đủ để tim hoạt động này thường cố lâu dần gây nên tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim gây tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực …
Về hô hấp: trẻ thiếu máu có thể thở khó, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức vì vậy cũng làm suy giảm chức năng của thận.
Với lượng hồng cầu thấp lượng dinh dưỡng không đủ sẽ làm giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ các bệnh lý, trẻ thường mắc bệnh thường xuyên sức khỏe suy giảm, mệt mỏi kéo dài.
Những thực phẩm bố mẹ nên bổ sung cho các bé khi chúng mắc bệnh thiếu máu
Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho máu từ các loại thịt trứng hàng ngày cho trẻ, đôi khi những món ăn này quá quen thuộc lặp đi nhiều lần khiến trẻ chán ăn, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cho máu đông thời thay đổi khẩu vị giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Ngũ cốc

Bạn biết đấy ngũ cốc là một trong những thực phẩm chứa đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là chất sắt cấu thành nên máu trong cơ thể bạn.
Một cốc yến mạch có thể chứa hàm lượng sắt khoảng 3,5 mg sắt. Bên cạnh bổ sung sắt cho cơ thể, ngũ cốc còn có thể ăn kèm với hoa quả, sữa chua là thực phẩm nhiều bạn trẻ thích ăn, là lựa chọn thay đổi món khi các bé chán cơm, thịt…
Tuy nhiên bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa ngũ cốc người lớn với trẻ em vì lượng sắt trong ngũ cốc người lớn sẽ nhiều hơn so với trẻ em. Nếu trẻ ăn ngũ cốc người lớn sẽ gây tình trạng thừa sắt đấy.
Đậu xanh
Thành phần đậu xanh có Protein, chất xơ, sắt và các chất dinh dưỡng khác. đặc biệt đậu xanh rất gần gũi với cuộc sống bạn có thể nấu nhiều món cho trẻ từ đậu xanh như chè, cháo, xôi, bánh nhân đậu xanh… chắc chắn bé sẽ vô cùng thích thú.
Rau củ
Thành phần các loại rau cũng chứa hàm lượng sắt và chất xơ khá lớn có thể bổ sung sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó nhiều trẻ có xu hướng chán ăn rau, việc các mẹ chế biến các món rau khác nhau sẽ hình thành thói quen tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác, tăng cường mắt sáng cho trẻ.
Qua bài viết, phần nào đã giúp bạn có giải đáp cho thắc mắc trẻ em thiếu máu có nguy hiểm không và biết thêm những nguy hiểm do bệnh thiếu máu gây ra. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con em mình, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ quan tâm và bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Nếu bạn còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!